Ngày 28/2, tại Trạm biếp áp 500kV Cầu Bông thuộc ấp láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) đã có đoàn kiểm tra thực địa công trường và kiểm điểm tiến độ thi công, nhằm đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án trọng điểm Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 500 kV Cầu Bông vào cuối tháng 3/2017.
Lắp đặt thiết bị ngăn lộ tại trạm biếp áp 500kV Cầu Bông (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN |
Hiện nay, nhà thầu thi công đang tập trung ép cọc để đúc móng máy biến áp, móng thiết bị và xây tường chống cháy. Ông Đoàn Tấn Phong, Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Nam đã yêu cầu yêu cầu nhà thầu phải có bảng tiến độ thi công thật chi tiết và gắn tại công trường để các đơn vị thi công “bám sát”.
Đồng thời, hàng ngày đơn vị giám sát phải cập nhật vào nhật ký công trường các hoạt động, tình hình thi công trên công trường; phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản do phải thi công khi Trạm biến áp 500kV đang vận hành. Đơn vị thi công phải tăng cường thêm máy ép cọc cho công trường và tập trung đẩy nhanh ép cọc và hoàn thành công tác đúc móng. Cùng với đó, công tác đúc móng cần phải tập trung rà soát lại toàn bộ vật tư thiết bị để đáp ứng kịp thời tiến độ thi công.
Đây là dự án trọng điểm và rất gấp về tiến độ, do đó ông Đoàn Tấn Phong yêu cầu các đơn vị tiếp tục “huy động toàn lực” bám sát tiến độ, quyết tâm hoàn thành đóng điện dự án vào cuối tháng 3/2017… Cũng tại công trường, nhà thầu thi công đã cam kết tập trung toàn lực phối hợp với SPMB, quyết tâm hoàn thành đóng điện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết.
Công trình Lắp máy 2 Trạm biến áp 500kV Cầu Bông có quy mô lắp đặt 1 máy biến áp 500/220/35kV, c ông suất 900 MVA, nâng tổng công suất trạm lên 1.800 M VA. Dự án được đầu tư xây dựng nhằm chống quá tải cho máy biến áp 500kV hiện hữu, đồng thời giảm tải cho các Trạm biến áp 500kV Tân Định và Phú Lâm trong khu vực; đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục cho TP Hồ Chí Minh; đồng thời tăng khả năng tiếp nhận các nhà máy thuỷ điện từ miền Bắc, miền Trung truyền tải cho miền Nam.
Đặc biệt, dự án giúp đảm bảo nguồn điện trong trường hợp nguồn điện miền Nam huy động thấp phải dừng phát công suất để bảo trì, sửa chữa; tăng tính ổn định của hệ thống và giảm tổn thất công suất cực đại trên lưới điện truyền tải.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) làm chủ đầu tư, SPMB đại diện EVN NPT quản lý dự án, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2 thiết kế, Liên danh Công ty CP Xây lắp Điện 1 và Công ty CP Alphanam E&C thi công và Công ty Truyền tải điện 4 quản lý vậ n hành sau khi dự án hoàn thành vào cuối t háng 3/2017.